Thẩm định giá doanh nghiệp M&A

29/10/2022

Thẩm định giá doanh nghiệp M&A có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của thương vụ đó. Thẩm định giá doanh nghiệp mang đến cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cái nhìn tổng quát nhất về tình hình cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp, mua bán và sát nhập doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh phù hợp.

M&A là gì?

M&A là viết tắt của cụm từ Mergers (Sát nhập) và Acquisitions (mua lại). Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sát nhập hay mua lại 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác. Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần là chỉ sở hữu cổ phần mà nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh nghiệp bị sát nhập/ mua lại.

  • Mergers(Sát nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sát nhập hay bị mua lại sẽ về tay doanh nghiệp sát nhập.
  • Acquisitions(Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Vai trò của thẩm định giá doanh nghiệp

Trong các cuộc đàm phán hay thương lượng mua bán, góp vốn doanh nghiệp thì các bên thường gặp mâu thuẫn ở việc xác định giá trị chính xác của doanh nghiệp để làm giá trị khởi điểm đàm phán. Theo nghiên cứu, có đến 70% các thương vụ M&A thất bại ngay từ đầu chỉ vì định giá sai giá trị doanh nghiệp.

Chính vì vậy, thẩm định giá trong các vụ sáp nhập – mua bán được xem là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình M&A. Về phía chủ Doanh nghiệp, thẩm định giá giúp chủ DN xác định chính xác giá trị thực tế và tiềm năng phát triển của công ty để tránh tình trạng định giá quá cao hoặc quá thấp, khó thu hút các nhà đầu tư phù hợp với mình. Đối với các nhà đầu tư, thẩm định giá càng có vai trò quan trọng hơn bởi nó giúp nhà đầu tư đánh giá được mức đầu tư phù hợp, tính khả thi của thương vụ M&A.

Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp M&A

Nhìn chung quy trình thẩm định giá cho Doanh nghiệp phục vụ mục đích M&A thường bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ chủ doanh nghiệp/nhà đầu tư

Các đơn vị thẩm định giá sẽ tiếp nhận các thông tin yêu cầu từ khách hàng có nhu cầu định giá tài sản. Nắm bắt rõ mục đích của khách hàng, sơ bộ về loại hình, vị trí, tuổi đời, quy mô của doanh nghiệp /tài sản sẽ giúp đơn vị thẩm định giá xác định độ khả thi của việc thẩm định giá cho Doanh nghiệp đó.

  • Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá

Dựa vào các thông tin pháp lý ban đầu mà khách hàng đã cũng cấp, đơn vị thẩm định giá sẽ lên kế hoạch thẩm định giá. Kế hoạch thể hiện rõ các bước và thời gian thực hiện, yêu cầu cần đạt được trong các bước.

  • Bước 3: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin

Sau khi lập xong kế hoạch thẩm định giá, các thẩm định viên/chuyên gia sẽ tiến khảo sát thực tế tại doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu hồ sơ pháp lý, các báo cáo chi tiết của doanh nghiệp…bằng các nghiệp vụ chuyên môn để tiến hành thẩm định giá doanh nghiệp/tài sản đó.

Khảo sát thực tế doanh nghiệp bao gồm: bất động sản của doanh nghiệp (nếu có), các dây chuyền máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải, thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, khách hàng hiện tại và tiềm năng…các báo cáo tài chính, kế hoạch chiến lược kinh doanh…Để từ đó các thẩm định viên đánh giá toàn diện và chính xác các yếu tố cấu thành giá trị của doanh nghiệp.

  • Bước 4: Xây dựng báo cáo chi tiết thẩm định giá

Từ những thông tin có được qua bước khảo sát thực tế, thu thập thông tin; chuyên viên thẩm định/chuyên gia sẽ tiến hành xây dựng báo cáo thẩm định theo các yêu cầu, tiêu chuẩn của Luật thẩm định giá Việt Nam.

  •  Bước 5: Kiểm soát

Sau khi Thẩm định viên lập báo cáo thẩm định, báo cáo sẽ được chuyển sang bộ phận Kiểm soát  để kiểm tra kiểm tra lại toàn bộ hình thức và nội dung của báo cáo bao gồm: giá trị thẩm định tài sản, thông tin pháp lý, kỹ thuật của tài sản, thông tin khách hàng, mục đích thẩm định, phương pháp thẩm định, … trước khi phát hành báo cáo và chứng thư thẩm định giá cho khách hàng. Nếu báo cáo cần chỉnh sửa thì sẽ chuyển lại cho thẩm định viên/chuyên gia sửa lại. Ngược lại, nếu báo cáo đạt yêu cầu thì sẽ chuyển sang bộ phần in ấn và phát hành.

  • Bước 6: Phát hành Báo cáo và Chứng thư thẩm định giá

Sau bước kiểm soát, báo cáo và chứng thư thẩm định giá sẽ được in ấn và phát hành và gửi tới khách hàng. Từ đó, báo cáo và chứng thư chính thức có hiệu lực pháp lý để làm cơ sở xác định giá trị tài sản Doanh nghiệp nhằm sử dụng cho mục đích M&A hoặc các mục đích khác liên quan.

Chi phí thẩm định giá doanh nghiệp 

Chi phí thẩm định giá Doanh nghiệp cho mục đích M&A thường được các đơn vị thẩm định xác định dựa trên % (phần trăm) tổng tài sản của Doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp. Cách thứ 2 để tính phí thẩm định giá doanh nghiệp là một mức cố định (trọn gói) thỏa thuận giữa đơn vị thẩm định và khách hàng.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

BLOOMAX FINANCIAL CONSULTANCY CO. LTD
Giấy ĐKKD số: 0107641013
Địa chỉ giao dịch: Tầng 6, tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 082 979 3366
Website: Bloomax.vn
Email: Tuvantaichinh@bloomax.com.vn

>>> Xem Thêm: Dịch vụ tái cấu trúc doanh nghiệp 


0948 898 368
phòng marketing thuê ngoài | tủ kệ hồ sơ văn phòng | đánh bóng cana| báo giá dịch vụ seo |lõi giấy tiện ích | in tem dán sản phẩmDịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp | lốp ô tô conDịch vụ quản trị website | dập vuốt